Hạt Chư Păh họp mặt Lm
07/08/2018 tại giáo xứ Êa Hluh
Buổi họp gồm 9/13 Lm (vắng 4) từ 6/9 giáo xứ (vắng
3).
A. lược sử văn bản thánh lễ trước khi vào nội dung : Institutio Generalis Missalis Romani (2001) (Hướng dẫn tổng quát)[1] :
a. Trước Vaticanô 2 : thánh lễ tiếng
latin. Thống nhất trong toàn Giáo Hội thuộc Rôma
b. 1963 : Vaticanô 2 chủ trương đối thoại và hội nhập văn hóa các dân tộc với hiến
chế : Sacrosanctum Concilium thêm phần đối thoại, dịch thánh
lễ sang tiếng địa phương,
c. 1969 : Bản văn thứ nhất Missale Romanum sửa đổi theo yêu cầu Công đồng,
cũng do ĐGH Phaolô VI công bố.
d. 1975 : Bản văn thứ hai Missale
Romanum cập nhật cũng do ĐGH Phaolô VI công bố
e. 2000 Bản
văn thứ ba Missale
Romanum – chủ yếu là cập nhật thêm - do thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2 công bố.
f. 2001 : Quan trọng là bản văn thứ tư “Institutio Generalis” 2001 (Hướng dẫn tổng quát) mới coi như quy tắc chung về thánh lễ cho Giáo Hội hoàn vũ.
g. 2001 đi kèm là bản văn thứ năm : Liturgiam
authenticam. Lưu ý
các bản dịch địa phương cần trung thành với bản văn Latin. Những “bế tắc”
cho bản dịch mới phát sinh từ đây.
- · Một số Giáo Hội như Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha …. bất đồng với giới hạn chặt chẽ của UB Phụng Tự Tòa Thánh về bản dịch.
- · 2010 : bản tiếng Anh chung The Roman Missal © 2010 mới dịch xong.
- · HĐGM USA công bố năm 2011. (dù hơn 50% giáo dân và 71% linh mục – khi đưa ra thử - đã phản đối vì “dich thuật nặng nề”!)
- · 06/2012 : SÁCH LỄ RÔMA Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được duyệt …
- · 2017 bản văn của HĐGM Pháp – dự trù phổ biến vào mùa chay 2017 - đưa lên Vatican và bị trả về !
h. 2016: ĐGH Phanxicô thành lập 01 nhóm riêng,
xem xét các khó khăn giữa Ủy Ban Phụng tự (Congrégation du culte divin) và
các HĐGM địa phương.
i.
3/9/2017
tự sắc Magnum Principium,
được ĐGH Phanxicô ban hành như để giải tỏa những bế tắc trên (….).
Nói chung vấn đế (thần học) chính tập trung ở quan điểm bản
dịch có gây ra sự mất hài hòa giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội địa phương
không ?! Làm sao vừa trung thành với bản latin của Giáo Hội về thánh lễ, chỉ
dẫn chung (IG), đồng thời vừa phù hợp với tập tục văn hóa bản địa ?
B. Phần thảo luận : Một số điểm mới “Institutio Generalis
(IG)” 2001 lưu
ý về mục vụ mà các xứ trong hạt cùng chia sẻ kỳ này:
➤
Thinh lặng thánh
(Sacred silence) – trước lễ,
trong phòng áo và nơi phụ cận – cần giữ những khoảng thinh lặng ngắn trong suốt
thánh lễ, đặc biệt là sau các bài đọc và bài giảng. Các giáo xứ ít nhiều đã có vài khoảng thing lặng trên trong thánh
lễ, và Lm cần kiên trì hướng dẫn giáo dân hơn, họ có thói quen chung là không để
“có thời gian chết” trong các nghi thức.
➤
Rước “sách” trong thánh lễ : - đầu lễ và trước khi công bố Tin Mừng
- IG lưu ý là “không được rước sách bài đọc” – sách này được để trên kệ sách – vì đức
Kitô là Đấng được tôn vinh.
➤
Chúc bình an là nghi thức qua đó Giáo Hội thể hiện sự
bình an và hiệp thông trong Giáo Hội và toàn thể gia đình nhân loại, và kiên
tâm trao ban (faithful offer) bình an
là dấu chỉ hiệp thông với nhau trong cộng đoàn mục vụ. IG khuyến khích chủ
(đoàn) chủ tế thực hiện dấu chỉ bình an cho người trên cung thánh. Các giáo xứ còn
ít nhiều khác biệt, tùy thành phần cộng đoàn mục vụ.
➤
Vài điểm
thực hành mục vụ khác được nêu lên, nằm trong các thư chung giáo phận, nên chỉ
bàn thoáng qua và không ghi nhận nơi đây.
C.
Tổ chức hành hương : Các Lm
hiện diện đã quyết định tổ chức hành hương Gx Hoàng Yên trong Hạt Chư Pah, năm
thánh các Vị Tử Đạo VN vào thứ hai: 03/09/18, thánh lễ lúc 09g00.
Phân công như
sau:
o
Các cha hướng dẫn giáo dân xưng tội rước lễ
trong xứ trước.
o
Cha Chi (OFM): soạn bản hướng dẫn & bài hát
thánh lễ hành hương chung và gởi cho các xứ in & chuẩn bị
o
Cha Thuật (CSSR) : Giảng lễ
o
Đọc sách thánh : (Jrai) : 01 Hà Bầu & 01 Hòa
Phú; (Việt) : 01 Ninh Đức & 01 Ia Sao
o
Nt Yali : cồng chiêng & dâng lễ vật &
giúp lễ (12 em)
o
Cha Đức : Đoàn rước đầu lễ
o
Cha Quang : đăng ký ngày giờ lễ với T/tâm các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
D.
Lần tới sẽ gặp tại: Nt Hòa Phú, kế đến là Nt Ia Kha.
Hạt trưởng
No comments:
Post a Comment